Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản nấm tươi lâu và đúng cách

Nấm vốn là loại thực phẩm bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm bảo quản nấm để luôn tươi ngon như mới.

Ở Việt Nam có rất nhiều loại nấm khác nhau như nấm đông cô, nấm rơm, nấm kim châm,… Mỗi loại nấm đều có những đặc điểm riêng và cũng có cách bảo quản riêng. Nấm là thực phẩm có kết cấu ẩm và có thể nhanh chóng bị thối rữa nếu bảo quản không đúng cách. Dưới đây là một số cách bảo quản nấm được tươi lâu mà các bà nội trợ cần biết.

Cách bảo quản nấm tươi lâu và đúng cách

Cách bảo quản nấm tươi lâu và đúng cách
Bảo quản nấm tươi lâu và đúng cách

Tuyệt đối không rửa nấm

Nấm tươi có độ ẩm khá cao, nhưng lại không thân thiện với nước. Do đó, nếu bạn có ý định bảo quản thì không nên rửa nấm tươi với nước. Bởi nếu tiếp xúc với nước trước khi bảo quản, ngày hôm sau nấm sẽ nhầy nhụa và chắc chắn không còn giá trị nấu ăn nữa.

Nên làm sạch nấm

Nấm có nhiều chỗ và không gian nhỏ là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sản. Vì vậy, tốt nhất bạn nên làm sạch nấm trước khi bảo quản để độ tươi được lâu hơn bằng cách cắt phần nấm bắt đầu nhão và thâm đen, sau đó dùng khăn giấy lau sạch và ấn nhẹ lên bề mặt nấm cho đến khi bụi bẩn bám vào. Khăn lau cũng có tác dụng thấm nước để nấm nhanh khô hơn.

Sử dụng túi nhựa có khóa zip

Nấm sẽ tươi lâu hơn khi để trong túi nhựa có khóa zip hoặc bao bì dùng riêng bảo quản nấm. Khóa zip bằng nhựa rất hữu ích để lưu thông không khí tối đa mà không làm thực phẩm bị khô mốc. Nếu bảo quản trong túi nhựa có khóa zip, hãy mở hé để khí ethylene. Loại khí đẩy nhanh quá trình thối rữa từ nấm có thể thoát ra ngoài.

Bọc nấm bằng giấy

Giấy đóng vai trò như một phương tiện thấm hút nước để nấm được tươi lâu hơn khi bảo quản. Bạn chỉ cần làm sạch nấm, không cần rửa rồi dùng giấy báo hoặc túi giấy bọc lại. Sau đó, cất ở đáy tủ lạnh khô ráo, không nên để nấm gần thực phẩm có mùi tanh vì nấm sẽ hút mùi như bọt biển, làm hỏng vị và mùi của nấm. Nếu muốn bảo quản thực phẩm này trong thời gian dài, bạn nên để nấm đông lạnh hoặc sấy khô.

Những sai lầm thường gặp khi chế biến nấm

Chế biến sai cách sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của nấm bị giảm sút. Hơn nữa nó còn khiến chúng biến thành chất độc không ngờ gây hại, thậm chí là ảnh hưởng lớn tới tính mạng mà bạn không hề hay biết.

Những sai lầm thường gặp khi chế biến nấm
Sai lầm thường gặp khi chế biến nấm

Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến

Thông thường nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm. Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ trở nên rất nhạt nhẽo sau khi nấu chín.

Bạn chỉ nên dội qua nước, thậm chí là không cần rửa nếu cơ sở bạn mua nấm là đảm bảo. Bạn chỉ cần cắt chân nấm, lau sạch bằng khăn ẩm hay bàn chải sạch để nấm giữ được mùi, vị tốt nhất.

Nấu nấm dưới nhiệt độ thấp

Khi nấu ở nhiệt độ thấp nấu sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa. Do đó, xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Nấu nấm bằng nồi nhôm

Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.

Cho quá nhiều dầu ăn

Thực chất nấm rất dễ hút chất lỏng và nước. Nếu bạn có cho nhiều dầu ăn vào để xào cũng không phát hiện ra điều đó. Tuy nhiên, hậu quả của việc cho nhiều dầu ăn vào nấm là khiến chúng làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể của chúng ta, gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có thể khiến bạn mắc chứng trào ngược dạ dày.

Tham khảo thêm những thông tin về ẩm thực tại: nperlman.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *