Bảo vệ di sản âm nhạc cổ truyền trong văn hoá của Việt Nam

Trong nền âm nhạc dân tộc của Việt Nam, Nhạc cổ truyền được xem như một nền cơ bản. Nó gắn bó với hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc ta. Ngày nay bởi vì xã hội ngày một phát triển, âm nhạc vươn lên tầm cao mới. Nên âm nhạc cổ truyền đang dần dần bị người dân chúng ta “bỏ quên”.

Nhưng lại không ai để ý rằng các giá trị âm nhạc cổ truyền này được đưa vào các hoạt động văn hoá và du lịch của nước ta. Trong quá trình phát triển lịch sử, người dân chúng ta đã sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khác nhau. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã dành toàn bộ tâm huyết của mình nghiên cứu những bài nhạc cổ truyền của Việt Nam chúng ta. Hiện nay âm nhạc cổ truyền đã được công nhận là một di sản văn hoá nổi tiếng của nước ta. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức về di sản âm nhạc của nước ta nhé!

Điều cần biết về di sản âm nhạc cổ truyền của nước ta

Trước hết, âm nhạc cổ truyền là một phần của âm nhạc truyền thống. Trong lịch sử, âm nhạc phương Tây đã từng được truyền vào Việt Nam, lan rộng và phát triển ở sau thời kì phong kiến. Âm nhạc này sau khi được “hòa quyện” với nhạc dân tộc đã dần dà trở thành loại hình âm nhạc của Việt Nam. Và nó không được coi là nhạc cổ truyền. Trong quá trình nghiên cứu, một số người đã dùng cụm từ “âm nhạc truyền thống” để chỉ chung cho loại hình âm nhạc này và nhạc cổ truyền, loại nhạc được lưu truyền từ xa xưa và không bị “trộn lẫn” các loại hình âm nhạc khác.

Âm nhạc cổ truyền là một bản sắc dân tộc quý giá
Buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống dân tộc trong một địa điểm du lịch

Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế. Tại đây ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động.

Nghiên cứu về những bài nhạc cổ truyền

Âm nhạc cổ truyền được các nhà nghiên cứu chứng minh. Là đã từng được mọi người ưa chuộng thông qua các vết tích khảo cổ. Vào thời kì đó, âm nhạc có đa dạng, phong phú các loại hình cũng như cách thức biểu diễn. Và ngày nay, rất nhiều nhạc cổ vẫn tồn tại như hò, lý,… trong dân gian; nhã nhạc trong cung đình hay chèo, xẩm,… trong các sân khấu.

Trong đời sống của con người, âm nhạc là một phần để gắn kết xã hội. Là một loại hình có sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc mang nội dung thể hiện tiếng nói của con người. Bên trong đó còn chứa đựng những tình cảm; cảm xúc thuộc về nội tâm người viết, người hát. Vừa có tính chất nghệ thuật, vừa có tính văn hóa chính là những gì mà âm nhạc cổ truyền đem lại. Nó là kết tinh của nhiều người, nhiều thế hệ. Cộng lại nên hàm chứa các giá trị đạo đức, giáo dục, kinh nghiệm đúc kết của ông cha.

Xem thêm chuyên môn Văn hoá Việt Nam

Mối quan hệ của âm nhạc cổ truyền và văn hoá du lịch

Ngày nay, ngành du lịch là ngành dịch vụ được phát triển hơn cả. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Thế giới (UNWTO); lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới đạt 1,4 tỷ lượt. Và một trong số các loại hình du lịch là du lịch văn hóa.

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch kết hợp với các hoạt động văn hóa như trải nghiệm cuộc sống với người bản địa, thưởng thức các giá trị nghệ thuật mang đậm tính nhân văn. Trong thời đại hiện nay, con người luôn muốn hiểu biết nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn. Họ lựa chọn du lịch văn hóa như một hình thức vừa thỏa mãn “sự hiếu kì” cũng như sở thích.

Vai trò của âm nhạc cổ truyền đối với văn hoá du lịch

Trong loại hình du lịch văn hóa, âm nhạc cổ truyền thường là thành phần không thể thiếu. Du lịch văn hóa của từng địa điểm khác nhau sẽ có loại văn hóa âm nhạc cổ truyền khác nhau. Đến với Bắc Ninh, không ai không suy nghĩ đến quan họ, nhưng đến với vùng đất sông nước Bạc Liêu. Mọi người lại nghĩ đến môn nghệ thuật đờn ca tài tử. Đó chính là cách du lịch văn hóa tạo ra đặc điểm vùng. Dùng âm nhạc tạo ra “tiếng vang” để mọi người nhớ tới những địa danh du lịch.

Di sản âm nhạc cổ truyền trong du lịch
Buổi biểu diễn chèo cổ của các nghệ sĩ

Trong du lịch, âm nhạc cổ như một điều bí mật níu chân du khách. Là một nghệ thuật cổ có lịch sử từ xa xưa; nó mang những đặc điểm cũng như thông điệp mà người xưa muốn truyền lại. Và với các thế hệ hiện tại và tương lai, đây chính là tài sản thừa kế. Mà cần phải giải mã để hiểu, để biết và tiếp tục truyền lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *